• arrow
  • arrow
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN GAME

Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhân loại. AI là một lĩnh vực công nghệ đang được quan tâm và phổ biến nhất hiện nay về sự nổi trội và đặc biệt của nó, là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm lớn trong các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp game cũng không là ngoại lệ.

Với những khả năng tạo ra các trải nghiệm tương tác thông minh, AI đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển các tựa game, nâng cao trải nghiệm người chơi, tạo ra đa dạng và phong phú các thể loại game.

Hãy tìm hiểu một chút về khái niệm Trí tuệ nhân tạo AI:

Trí tuệ nhân tạo (AI – viết tắt của: Artificial Intelligence) là một hệ thống máy móc hoặc các chương trình phần mềm ứng dụng được con người tạo ra để có thể tự động thực hiện các hành vi thông minh: Khả năng ứng xử giao tiếp với con người, thích ứng thông minh với nhiều tình huống.

Trong thế giới của trò chơi điện tử, trí tuệ nhân tạo AI đã xuất hiện từ khá lâu và bắt đầu từ tiếp cận ngành game dưới dạng những nhân vật NPC. Công nghệ cũ chỉ cho phép người dùng tương tác với NPC thông qua một số tập lệnh đã được lập trình sẵn. Nhưng các công nghệ mới có thể đem lại cho NPC khả năng tự học. 

Hành trình thay đổi và phát triển của trí tuệ nhân tạo đối với ngành công nghiệp game:

 

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NGÀNH GAME

Một trong những ứng dụng đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong game có thể được tìm thấy trong những năm 1951 ở các trò chơi Nim. Tựa game này là một chương trình đánh caro và cờ vua được Dietrich Prinz viết lên khi sử dụng cỗ máy Ferranti Mark 1 của Đại học Manchester. Chương trình cờ caro của Arthur Samuel được viết trong những năm 50 và 60 có đủ khả năng để đối đầu với các người chơi. Kết quả vĩ đại nhất của các cỗ máy máy có tích hợp trí tuệ nhân tạo thời bấy giờ là Deep Blue của IBM, với thành tích đánh bại vua cờ Garry Kasparov trong năm 1997.

Tiền thân của trí tuệ nhân tạo trong game được phát triển rõ ràng nhất trong năm 1970, khi các trò chơi video arcade đầu tiên ra đời. Trong giai đoạn đầu, những trò chơi này được sử dunhj các mẫu dữ liệu đã được lưu trữ để điều khiển chuyển động của các nhân vật. Tuy nhiên, với sự phát triển của công  nghệ, các nhà phát triển game đã bổ sung vi xử lý để tạo ra những mẫu chuyển động ngẫu nhiên hơn, tạo cảm giác tự nhiên hơn cho các nhân vật trong game.

Trí tuệ nhân tạo trong game đã trải qua nhiều thế hệ phát triển:

- Thế hệ đầu tiên tập trung vào trò chơi video arcade, các trò chơi như Space Invaders (1978) và Pac-Man (1980) đã thu hút sự chú ý của người chơi và khẳng định vai trò quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong việc tạo ra những trai trải nghiệm game độc đáo.

- Thế hệ thứ hai của trí tuệ nhân tạo trong game là giai đoạn mô phỏng (Simulation). Đây là giai đoạn mà các trò chơi bắt đầu mô phỏng hoạt động trong cuộc sống thực bằng cách sao chép hoạt động hàng ngày. Một dẫn chứng cụ thể đó là trò chơi The Sims (2000), trong đó người chơi có thể kiểm soát một nhân vật và một môi trường xung quanh một cách tự do. Trí tuệ nhân tạo trong các trò chơi này được sử dụng để điều khiển hành vi và mối quan hệ của nhân vật dựa trên các công thức liên quan đến nhu cầu của họ.

- Thế hệ thứ ba của trí tuệ nhân tọa trong game là giai đoạn Combat Gaming. Đây là giai đoạn mà trí tuệ nhân tạo được sử dụng để tạo ra các đối thủ thực tế trong game. Một phương pháp thường được sử dụng là Máy trạng thái hữu hạn (Finite State Machines - FSM), nơi các đối thủ có thể tự phòng thủ, tồn tại và hồi phục sau khi bị tấn công. Trí tuệ nhân tạo trong các trò chơi Combat Gaming sử dụng các yếu tố như khoảng cách vật lý và âm thanh để kích hoạt hành động của các nhân vật trong game.

- Thế hệ thứ tư của trí tuệ nhân tạo trong game là giai đoạn Open-World. Trong giai đoạn này, trí tuệ nhân tạo được sử dụng để tạo ra các đối thủ có thể tương tác với người chơi một cách linh hoạt. Các đối thủ được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo có thể thách thức người chơi và tạo ra một trải nghiệm chơi game đa dạng hơn. Các trò chơi đa người chơi trực tuyến đã trở thành xu hướng phát triển trong thế hệ này, với trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các đối thủ máy tính thực sự cạnh tranh với người chơi.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN TẠO TRONG NGÀNH GAME

Trí tuệ nhân tạo đang ngày được áp dụng rộng rãi trong việc phát triển các yêu yếu tố quan trọng trong game: trí tuệ nhân tạo tự động, hệ thống chơi game thông minh, đồ họa tiên tiến và tương tác người máy. Công nghệ này giúp chúng ta tạo ra những trò chơi độc đáo, cung cấp trải nghiệm tương tác chân thực và đáng nhớ cho người chơi.

- Trí tuệ nhân tạo trong trò chơi: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng để tạo ra trải nghiệm chơi game phong phú hơn. AI có thể điều khiển nhân vật không người chơi (non-player characters - NPCs), tạo ra hành vi động lực và tương tác phức tạp, tăng tính thử thách và độ thú vị của trò chơi.

- Hệ thống phân phối thông minh: Trí tuệ nhân tạo có thể được áp dụng để tối ưu hóa quá trình phân phối game. Hệ thống phân phối thông minh giúp cá nhân hóa trải nghiệm cho người chơi, đưa ra đề xuất game dựa trên sở thích và hành vi chơi game trước đó của người dùng.

- Đồ hạo và hiệu ứng hình ảnh tăng cường: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng để cải thiện đồ họa và hiệu ứng hình ảnh trong game. Kỹ thuật tăng cường thực tế (Augmented reality) và tăng cường ảo (virtual reality) đang được tích hợp trong các trò chơi điện tử, mang lại trải nghiệm sống động và chân thực hơn.

- Tự động hóa quá trình phát triển game: AI có thể được sử dụng để tự động hóa một số giai đoạn trong quá trình phát triển game, như tạo cảnh quan, thiết kế môi trường và sinh ra những nhiệm vụ phụ. Điều này giúp tăng tốc quá trình phát triển và giảm công sức của các nhà phát triển game.

- Tương tác người-máy mới: Xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo cũng đang tạo ra cơ hội cho tương tác người - máy tiến bộ trong game. Các hệ thống chatbot và trợ lý ảo thông minh được tích hợp để cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ tương tác trực tiếp với người chơi.

- Phân tích dữ liệu và personalization: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng để phân tích dữ liệu từ người chơi và tùy chỉnh trạng nghiệm chơi game. AI trong phân tích dữ liệu game có thể giúp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu từ người chơi để hiểu hơn về hành vi, sở thích và mô hình chơi game của họ. Sau đó thông qua quá trình học mát và các thuật toán thông minh, trò chơi có thể tùy chỉnh trải nghiệm chơi game cho từng người chơi một cách cá nhân hóa.

 

KẾT LUẬN:

Trí tuệ nhân tạo trong game đang phát triển và có vai trò ngày càng mở rộng trong ngành công nghiệp game. Công nghệ AI trong game cho phép tạo ra những nhân vật máy tính thông minh, phản ứng linh hoạt và sáng tạo, tạo ra nhiều câu chuyện mới và mang lại trải nghiệm độc đáo cho người chơi. Các công nghệ AI trong game không chỉ giúp tạo ra những nhân vật máy tính thông minh mà còn giải quyết những vấn đề khác trong ngành công nghiệp game. 

Điều quan trọng cần lưu ý là ngành công nghiệp game AI đang đối mặt với những vấn đề đa dạng. Do đó đây là một khía cạnh quan trọng mà công nghiệp game cũng cần phải xem xét. AI quan trọng trong việc phát triển game hiện nay, để tạo ra những trải nghiệm và cách chơi độc đáo nhất cho người chơi. 

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức liên quan về AI trong ngành công nghiệp game và tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của một tựa game hiện nay.

 

BIÊN TẬP: PAPAGROUP